Danh mục sản phẩm

Azelaic Acid là gì? Cách sử dụng hiệu quả sáng da ngừa mụn

Hoàng Hà 13-12-2023, 1:31 pm 40685
Mục lục

Azelaic Acid là một trong những thành phần "vàng" đạt hiệu quả trị mụn cũng như cải thiện được chứng đỏ da rosecea phổ biến, tuy nhiên, do vài năm đổ lại đây, cơn sốt mang tên Retinol và BHA/AHA trở nên quá dữ dội khiến hoạt chất này bị lu mờ trong giới skincare. Vậy thành phần này đỉnh tới cỡ nào mà nhận được sự tin tưởng từ rất nhiều bác sĩ và chuyên gia da liễu trên thế giới đến vậy, cùng tìm hiểu với Seun qua bài viết dưới đây nhé.

Azelaic acid là gì?

1. Định nghĩa cơ bản

Azelaic Acid có công thức hóa học là HOOC(CH2)7COOH, là một dạng dicarboxylic acid bão hòa được tìm thấy trong 2 loại thực vật chính là lúa mạch và lúa mì. Trong tự nhiên, hoạt chất được sản sinh từ 1 loại nấm men tên là Malassezia Furfur, loại nấm men này là một phần tử trong hệ sinh thái trên da chúng ta.

Cấu trúc hóa học của hoạt chất

Theo FDA phê duyệt năm 1995 và sửa đổi năm 2002, Azelaic Acid chứa trong sản phẩm dưỡng da (mỹ phẩm và dược mỹ phẩm) chỉ được có nồng độ từ 15% đến 20% và không được vượt quá 20% với dạng kem gel/bôi tại chỗ. Tuy nhiên, ở Việt Nam và Đông Nam Á nói chung, Azelaic Acid là một chất cấm dùng trong mỹ phẩm, nhưng dược mỹ phẩm thì được phép chứa hoạt chất này.

>> Có thể bạn chưa biết đến nhiều sản phẩm chăm sóc da cực hiệu quả tại Seun.

2. Ezanic Gel 20%có tác dụng gì

Điều trị chứng rối loạn sắc tố (Hyperpigmentation Disorders):

Rối loạn sắc tố ở đây bao gồm một số hội chứng phổ biến như Melasma (nám da), tình trạng Melanoderma sau viêm và Chloasma (nám vùng má).

Các chứng rối loạn sắc tố bắt nguồn từ những bất thường trong hoạt động của tế bào “tế bào mẹ” Melanocyte, khiến cho lượng Melanin sinh ra có thể bị vượt mức cho phép hoặc phân bố Melanin bất hợp lý khiến một số vùng da của chúng ta xuất hiện các mảng/đốm màu bất thường.

Bệnh Melasma hay còn gọi là bị nám da

Azelaic Acid lúc này sẽ đóng vai trò kiềm hãm sự hoạt động “quá nhiệt tình” của Melanocyte, từ đó điều chỉnh cân bằng được số lượng tế bào Melanin sản sinh ra và giải quyết được chứng rối loạn sắc tố.

Trong một vài nghiên cứu điển hình là nghiên cứu vào năm 1991 của Balina, có tới hơn 60% số người bị nám biểu bì và cả hạ bì. Điều này cho thấy Azelaic Acid trong công cuộc cải thiện tình trạng tăng sắc tố có “công lực” khá tương đồng với Hydroquinone 4% nhưng lại ít tác dụng phụ hơn. Còn khi so sánh với Hydroquinone 2% thì rõ ràng hoạt chất này vượt trội hơn hẳn.

Điều trị chứng đỏ da Rosecea

Chứng đỏ da Rosecea là hậu quả của sự hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch bẩm sinh trên da, cụ thể là Protease Serine khiến sự hình thành các peptide có đặc tính chống viêm nhiều hơn cả peptide kháng khuẩn. Từ sự mất cân bằng này, da sẽ xuất hiện những mảng đỏ, gọi là hội chứng Rosecea.

Chứng đỏ da Rosecea phổ biến

Trong trường hợp này, hoạt chất sẽ giúp giảm hoạt động của Protease Serine, từ đó ngăn chặn sự mất cân bằng hệ vi sinh trên da và giải quyết được tình trạng đỏ da.

Nghiên cứu của Elewski và cộng sự vào năm 2003 cũng cho thấy, Azelaic Acid nồng độ 15% hoạt động hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với Metronidazole (loại thuốc thường sử dụng để điều trị chứng Rosecea) ở nồng độ 0.75% trong thời gian sử dụng là 15 tuần bằng đường bôi.

Điều trị mụn viêm và không viêm

Azelaic Acid dạng bôi tại chỗ được chứng minh có khả năng bình ổn hóa quá trình sừng hóa trên da và giảm hoạt động của vi khuẩn gây mụn P.Acnes, từ đó giúp đẩy lùi hiệu quả tình trạng mụn, nhưng chiếm ưu thế hơn vẫn là ở khâu giải quyết mụn viêm.

Minh họa mụn trứng cá

Ngoài ra, khi thực hiện so sánh hiệu quả của Azelaic Acid với Benzyl Peroxide trong điều trị mụn trứng cá đỏ và mụn không viêm, 20% Azelaic Acid đem lại kết quả tương đương với Benzyl Peroxide 5% nhưng với thời gian lâu hơn và ít gây kích ứng hơn.

Còn nếu đặt lên bàn cân với 3 hoạt chất tiêu cồi mụn phổ biến như Tretinoin, Erythromycin và Tetracycline thì Azelaic Acid ở nồng độ 20% sẽ có hoạt động tương tự với Tretinoin 0.05% và Enthryomycin 2% và Tetracyline đường uống, tuy nhiên lại không gây đỏ da, kích ứng và bong tróc như khi dùng Tretinoin.

Tẩy tế bào chết

Azelaic Acid còn có 1 công dụng ít ai biết tới đó chính là tẩy da chết. Nhờ khả năng ổn định quá trình sừng hóa, hoạt chất này sẽ giúp bào mòn lớp da chết chồng chất ngày qua ngày, hạn chế dầu thừa tiết ra quá mức trên da, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn ẩn, mụn đầu đen. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không thể vượt trội như BHA hoặc AHA vì thế mạnh của Azelaic Acid là điều trị mụn viêm.

3. Một vài khả năng kích ứng có thể xảy ra

Mặc dù Azelaic Acid đã được chứng minh là ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên với những làn da quá nhạy cảm thì việc xuất hiện kích ứng là khó tránh khỏi.

Bạn có thể sẽ bị khô da, đỏ da một chút, châm chích và ngứa nhẹ trong những lần đầu tiên sử dụng Azelaic Acid, tuy nhiên sẽ không phải kích ứng trầm trọng như Tretinoin đâu nên các bạn cũng đừng lo lắng quá nhé.

Cách sử dụng Azelaic Acid an toàn, hiệu quả

Azelaic Acid không “kén” như AHA đâu nên bạn có thể thoa sáng hoặc tối tùy nhu cầu nhé, tuy nhiên người dùng vẫn phải nhớ luôn chống nắng đầy đủ khi sử dụng.

Khi mới bắt đầu sử dụng, chỉ nên thoa 2-3 lần/tuần, quan sát kĩ phản ứng trên da. Sau đó mới từ từ tăng liều lên ở tuần thứ 2.

Mặc dù cũng có nhiều nghiên cứu cho phép thoa Azelaic Acid 2 lần/ngày, tuy nhiên để hạn chế rủi ro bị treatment “quá tải” trên da, bạn chỉ nên sử dụng 1 lần/ngày thôi nhé.

Mỗi lần sử dụng bạn chỉ lấy tối đa là 1 đốt ngón tay thôi nhé

1. Phương pháp thoa trần

Loại da phù hợp: Da khỏe, da đã sử dụng quen với treatment.

Cách thoa: Sau bước làm sạch da, bạn apply trực tiếp gel/kem chứa hoạt chất và đi ngủ thôi. Hoặc nếu bạn sợ da khô thì có thể lót 1 lớp toner siêu mỏng trước khi thoa Azelderm 20 Krem nhé.

Hiệu quả: Chắc chắn thoa trần sẽ là phương pháp giúp Azelaic hoạt động hiệu quả nhất vì Azelaic Acid có thể trực tiếp “đối đầu” với mụn/thâm/nám mà không bị cản trở bởi các lớp dưỡng quá dày trước đó.

2. Phương pháp "kẹp bánh mì"

Loại da phù hợp: Da nhạy cảm dễ bị đỏ, kích ứng, da quá khô, da mới làm quen với treatment.

Cách thoa: Sau bước làm sạch da, bạn apply 1 lớp serum/kem dưỡng ẩm texture dày vừa phải, sau đó thoa kem chứa Azelaic và cuối cùng khóa ẩm lại bằng 1 lớp serum/kem dưỡng như trước đó.

Hiệu quả: Việc “kẹp” Azelaic Acid giữa 2 bước dưỡng ẩm như vậy sẽ giúp giảm mức độ tiếp xúc giữa hoạt chất với da, từ đó hạn chế kích ứng tối thiểu. Tuy nhiên sẽ lâu phát huy hiệu quả hơn nhé.

3. Sử dụng chung với kem dưỡng

Loại da phù hợp: Da hỗn hợp, da dầu, da mới làm quen với treatment.

Cách thoa: Sau bước làm sạch da, có thể apply 1 lớp toner mỏng nhẹ trước. Sau đó, tiến hành mix Azelaic Acid với kem dưỡng theo tỷ lệ 1:1 rồi apply lên da.

Hiệu quả: Việc sử dụng với kem dưỡng sẽ giúp giảm bớt kích ứng xảy ra, đồng thời hạn chế việc thoa quá nhiều bước trên da, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, nhất là với da dầu. Tuy nhiên hiệu quả vẫn sẽ không tốt như kiểu thoa trần.

Cách dùng Azelaic Acid 20% chung với các hoạt chất khác trong Routine

1. Kết hợp với Tretinoin/Benzyl Peroxide

Combo này Seun chỉ khuyên dùng cho da bạn nào đã thật nhuần nhuyễn với các sản phẩm đặc trị nhé, ít nhất là da đã dùng Tretinoin trên 5 tháng rồi và không còn tình trạng kích ứng, bong da do dùng Tre nữa.

Trong điều trị Melasma (chứng nám da phổ biến) và trị mụn, kết hợp Azelaic Acid với Tretioin đường bôi với nồng độ 0.05% sẽ giúp tăng hiệu quả trị liệu, giảm tình trạng tăng sắc tố, cải thiện tình trạng mụn đáng kể với thời gian trong khoảng 3 tháng.

Khi kết hợp với BPO 4% thì đem lại hiệu quả giảm mụn viêm khá tốt.

2. Kết hợp với AHA

Combo làm sáng da này được đúc kết từ 1 nghiên cứu năm 1998, khi cho Azelaic Acid 20% kết hợp với Glycolic Acid từ 15% đến 20% cho ra kết quả tương đương với dùng Hydroquinone 4% trong thời gian 24 tuần điều trị.

3. Kết hợp với BHA

Từng có nghiên cứu chứng minh một sản phẩm peel da chứa phức hợp Azelaic Acid và Salicylic Acid hiệu quả trị mụn tốt hơn peel da với TCA, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sản phẩm dưỡng da nào chứa combo BHA và Azelaic Acid nên tốt nhất Seun vẫn khuyên bạn chưa nên thử kết hợp 2 chất này nhé.

Top sản phẩm chứa hàm lượng lớn Azelaic Acid và trị mụn hiệu quả

1. Azelderm 20% Krem

 

  • Chứa 20% Azelaic Acid kết hợp cùng CoEnzyme Q10, vitamin C và vitamin E vừa giúp giảm mụn trứng cá, mụn viêm, vừa chống oxy hóa tốt, tăng sinh collagen và làm sáng da mờ thâm mụn tốt.
  • Dạng gel với độ thấm vừa phải, hơi có mùi 1 tí nhưng mùi không khó chịu.
  • Giá: Gần 100k/15g

 

>> Xem chi tiết review sản phẩm chấm mụn Azelderm 20% Krem tại Seun

 

Bao bì sản phẩm Derma Forte

2. Leo Pharma Skinoren 15% Azelaic Acid Gel

  • Chứa 15% Azelaic Acid, Propylene Glycol 12% và Lecithin vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn P.Acne, ức chế sản sinh thêm mụn, vừa dưỡng da ẩm mịn và chống khô da hiệu quả.
  • Dạng gel mỏng nhẹ, thấm nhanh và không mùi, giảm mụn hiệu quả nhờ khả năng gom còi và bạt sừng tốt.
  • Giá: Gần 400k/30ml

>> Xem chi tiết review sản phẩm chấm mụn đa năng Skinoren 15% Azelaic Acid tại Seun

Bao bì Skinoren 15% Azelaic Acid Gel

4.3 AZ Clear Action 20% Azelaic Acid Medicated Lotion:

  • Chứa 20% Azelaic Acid và Glycerin giúp gom cồi mụn nhanh, giảm thâm sau mụn tốt và dưỡng ẩm cho da trong quá trình treatment.
  • Dạng lotion trắng đục mỏng nhẹ, thấm khá nhanh, tuy nhiên hơi gây châm chích trong vài lần đầu tiên sử dụng.
  • Giá: Gần 290k/20g

>> Xem review chi tiết sản phẩm chấm mụn Azclear Action Medicated Lotion 20% Azelaic Acid tại Seun

 

Bao bì AZ Clear Azelaic Acid 20% Medicated Lotion

Kết luận

Mong rằng những chia sẻ của Seun sẽ giúp bạn tìm được chân ái trên con đường trị mụn gian nan của mình nhé. Chọn đúng sản phẩm trị liệu chính là bước đầu của thành công đấy, nên bạn hãy kiên trì nhé.

>> Tìm hiểu thêm về cửa hàng mỹ phẩm chính hãng Seun - Cửa hàng mỹ phẩm online hàng đầu Việt Nam

© 2023. Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thế Giang, MST 4601294714, GPDKKD: 17A80031868 do sở Phòng Tài Chính & Kế Hoạch TP Thái Nguyên cấp ngày 18/05/2016. Địa chỉ: 83 Lương Ngọc Quyến, tổ 4 phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0972666968, Email: seunskincare@gmail.com. Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Hà. Xem chính sách sử dụng web.